Rối loạn trương lực cơ và những biến chứng nguy hiểm

Rối loạn trương lực cơ (Dystonia) là một trong những bệnh lý rối loạn vận động khá phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về rối loạn này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như các phương pháp trị liệu tiên tiến hiện nay.

Rối loạn trương lực cơ (Dystonia) là gì?

Rối loạn trương lực cơ (Dystonia) là tình trạng cơ co thắt không kiểm soát. Điều này dẫn đến tư thế và chuyển động bất thường như xoắn vặn, lặp đi lặp lại hoặc run rẩy. Triệu chứng này thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh cố gắng vận động.

  • Dystonia là rối loạn vận động có biểu hiện khác nhau. Tùy vào tư thế và mức độ hoạt động, triệu chứng có thể bao gồm:
  • Duỗi hoặc co quá mức của bàn tay, bàn chân xoay ngược.
  • Đầu nghiêng về một phía.
  • Cột sống xoắn vặn bất thường.
  • Nhắm mắt hoặc nhăn mặt không tự chủ.

Một số triệu chứng có thể giảm khi nghỉ ngơi hoặc ngủ. Tuy nhiên, bệnh có thể gây cử động méo mó và dị dạng rõ rệt trong các trường hợp nặng.

Dystonia khó chẩn đoán chính xác vì triệu chứng đa dạng. Nó dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn vận động khác. Người mắc bệnh có thể sống cuộc sống tương đối bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng cần sự hỗ trợ trong các hoạt động hàng ngày.

Rối loạn trương lực cơ (Dystonia) là tình trạng các cơ co thắt không kiểm soát
Rối loạn trương lực cơ (Dystonia) là tình trạng các cơ co thắt không kiểm soát

Nguyên nhân gây rối loạn trương lực cơ

Rối loạn trương lực cơ (Dystonia) xuất phát từ sự gián đoạn trong hoạt động của não, chủ yếu ảnh hưởng đến hạch nền – một nhóm các cấu trúc có vai trò điều phối nhiều vùng não để đảm bảo hoạt động vận động của các cơ quan diễn ra trơn tru. Các chuyên gia chia nguyên nhân của Dystonia thành ba loại chính: nguyên phát, thứ phát và “bệnh loạn trương lực kèm theo,”. Các đặc điểm khác nhau như sau:

1. Loạn trương lực nguyên phát

Đây là loại Dystonia chính, thường không có nguyên nhân rõ ràng (vô căn). Các nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng. Bởi tình trạng này có xu hướng xuất hiện ở các thành viên trong cùng một gia đình. Dystonia nguyên phát thường là triệu chứng chính mà không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào khác.

Loạn trương lực cơ nguyên phát là loại thường gặp nhất và đa phần không rõ nguyên nhân
Loạn trương lực cơ nguyên phát là loại thường gặp nhất và đa phần không rõ nguyên nhân

2. Loạn trương lực thứ phát

Trong loại này, Dystonia là một biểu hiện của một tình trạng bệnh lý hoặc rối loạn khác. Nguyên nhân phổ biến của Dystonia thứ phát có thể là các chấn thương não, nhiễm trùng, hoặc các bệnh lý thần kinh đã tồn tại từ trước. Vì Dystonia ở dạng thứ phát có liên quan đến các yếu tố bên ngoài hoặc rối loạn nền, điều trị tình trạng gốc có thể giúp cải thiện triệu chứng Dystonia.

Nguyên nhân phổ biến của Dystonia thứ phát có thể là các chấn thương não, nhiễm trùng, hoặc các bệnh lý thần kinh đã tồn tại từ trước
Nguyên nhân phổ biến của Dystonia thứ phát có thể là các chấn thương não, nhiễm trùng, hoặc các bệnh lý thần kinh đã tồn tại từ trước

3. Loạn trương lực kèm theo

Đây là tình trạng mà Dystonia là triệu chứng chính, nhưng nó đi kèm với các dấu hiệu thần kinh khác như yếu cơ, run rẩy, hoặc mất cân bằng vận động. Các tình trạng thần kinh phức tạp khác có thể góp phần làm cho các triệu chứng của Dystonia trở nên đa dạng và khó kiểm soát hơn.

Dấu hiệu nhận biết loạn trương lực cơ 

Triệu chứng chính của rối loạn trương lực cơ là các cử động cơ không kiểm soát được, với những đặc điểm phổ biến sau:

  • Cảm giác khó chịu hoặc đau đớn: Đôi khi giống như có một cơn đau nhói hoặc giật nhẹ như bị điện giật.
  • Chuyển động lặp đi lặp lại: Các cử động này có xu hướng lặp đi lặp lại, đặc biệt là khi cơ bị run.
  • Thời gian kéo dài khác nhau: Một số chuyển động chỉ kéo dài vài giây hoặc phút, nhưng những trường hợp nặng hơn có thể kéo dài trong nhiều tháng.
  • Tư thế vặn xoắn bất thường: Cơ thể có thể xoắn hoặc giữ ở một tư thế không tự nhiên.
  • Tệ hơn khi hoạt động: Các triệu chứng thường nặng hơn khi các cơ bị ảnh hưởng hoạt động.

Ngoài ra, người mắc chứng rối loạn trương lực còn có thể gặp các triệu chứng khác biệt tùy vào vị trí bị rối loạn, cụ thể: 

1. Rối loạn trương lực cục bộ

Rối loạn trương lực cơ cục bộ ảnh hưởng đến một phần cụ thể của cơ thể và phổ biến hơn khoảng 10 lần so với dạng toàn thân. Tùy theo vùng bị ảnh hưởng, triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mí mắt: Co thắt không kiểm soát ở mí mắt, còn gọi là co thắt mi mắt.
  • Hàm: Hiện tượng nghiến răng không tự chủ (bruxism).
  • Bàn tay hoặc cổ tay: Chuột rút hoặc co thắt cơ, thường gặp ở những người viết hoặc chơi nhạc. Chúng được gọi là “chuột rút khi viết” hoặc “chuột rút khi chơi nhạc.” Trong thể thao như golf và bóng chày, triệu chứng này có thể xuất hiện như “yips.”
Rối loạn trương lực bàn tay hoặc cổ tay
Rối loạn trương lực bàn tay hoặc cổ tay

2. Rối loạn trương lực cơ từng đoạn

Dạng này ảnh hưởng đến hai hoặc nhiều phần cơ thể liền kề nhau, chẳng hạn như mặt, đầu và cổ, hoặc bàn tay và cánh tay. Một ví dụ phổ biến là chứng loạn trương lực cổ, gây co thắt các cơ vùng đầu và cổ. Hội chứng Meige là một ví dụ khác, ảnh hưởng đến nhiều phần trên khuôn mặt.

Ảnh hưởng đến hai hoặc nhiều phần cơ thể liền kề nhau, chẳng hạn như mặt, đầu và cổ
Ảnh hưởng đến hai hoặc nhiều phần cơ thể liền kề nhau, chẳng hạn như mặt, đầu và cổ

3. Rối loạn trương lực cơ đa ổ

Dạng này ảnh hưởng đến hai hoặc nhiều phần cơ thể không liền kề nhau. Ví dụ là rối loạn trương lực cơ ảnh hưởng đến cả hai tay. Một dạng khác là rối loạn vận động muộn, khi các cử động không kiểm soát ảnh hưởng đến nhiều vùng không liền kề.

4. Rối loạn trương lực cơ nửa người

Rối loạn trương lực cơ nửa người (hemidystonia) ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Ví dụ, cơ mặt và bàn tay ở cùng một bên có thể co thắt không kiểm soát. Đột quỵ là một nguyên nhân phổ biến của dạng này.

Rối loạn trương lực cơ nửa người (hemidystonia) ảnh hưởng đến một bên của cơ thể
Rối loạn trương lực cơ nửa người (hemidystonia) ảnh hưởng đến một bên của cơ thể

5. Rối loạn trương lực cơ toàn thân

Dạng này có thể ảnh hưởng đến chân, thân hoặc toàn bộ cơ thể. Thường xảy ra khi bệnh tiến triển, với các triệu chứng lan rộng từ chi đến thân trên, gây ảnh hưởng toàn diện hơn.

Biến chứng có thể gặp khi bị loạn trương lực cơ

Loạn trương lực cơ có thể gây ra nhiều biến chứng như khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, thậm chí là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Một số biến chứng phổ biến bao gồm:

Giảm khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày

Các cơn co thắt cơ không kiểm soát có thể gây khó khăn trong việc đi lại, ăn uống, viết lách hoặc thực hiện các công việc cá nhân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Các cơn co thắt cơ không kiểm soát có thể gây khó khăn cho hoạt động hàng ngày
Các cơn co thắt cơ không kiểm soát có thể gây khó khăn cho hoạt động hàng ngày

Biến dạng tư thế và cấu trúc cơ thể

Chứng loạn trương lực kéo dài có thể khiến các cơ giữ tư thế bất thường trong thời gian dài, dẫn đến biến dạng ở vùng cổ, đầu hoặc các chi, gây lệch tư thế và làm căng giãn các cơ quá mức.

Đau mãn tính

Cơn co thắt và căng cơ kéo dài có thể gây đau mãn tính. Cơn đau khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt.

Cơn co thắt và căng cơ kéo dài có thể gây đau mãn tính
Cơn co thắt và căng cơ kéo dài có thể gây đau mãn tính

Tổn thương khớp và cơ

Các chuyển động bất thường kéo dài có thể tạo áp lực lớn lên các khớp và cơ. Đồng thời làm tăng nguy cơ viêm khớp, thoái hóa hoặc tổn thương các dây chằng, gân và mô mềm.

Ảnh hưởng tâm lý và tinh thần

Người bệnh có thể cảm thấy xấu hổ, lo lắng hoặc trầm cảm vì các chuyển động không kiểm soát. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội. Nó có thể làm giảm tự tin và gây cô lập trong giao tiếp.

Suy giảm chức năng sinh lý

Khi loạn trương lực cơ ảnh hưởng đến cơ vùng chậu hoặc hệ thần kinh liên quan. Lâu ngày có thể gây suy giảm chức năng sinh lý. Đau và co thắt cơ kéo dài cùng với căng thẳng tâm lý do bệnh có thể làm giảm ham muốn. Nó cũng có thể gây rối loạn cương dương ở nam giới hoặc giảm sự thoải mái trong quan hệ ở cả hai giới. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm lý và mối quan hệ cá nhân.

Các triệu chứng loạn trương lực cơ, đặc biệt khi ảnh hưởng đến cơ vùng chậu hoặc hệ thần kinh liên quan, có thể gây suy giảm chức năng sinh lý
Khi loạn trương lực cơ ảnh hưởng đến cơ vùng chậu hoặc hệ thần kinh liên quan. Lâu ngày có thể gây suy giảm chức năng sinh lý

Khó khăn trong giao tiếp và nuốt

Đối với một số trường hợp, đặc biệt là khi loạn trương lực ảnh hưởng đến cơ mặt, miệng hoặc lưỡi,… Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc phát âm hoặc nuốt. Điều này làm tăng nguy cơ nghẹn và giảm hiệu quả giao tiếp.

Suy giảm khả năng làm việc và học tập

Các triệu chứng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung và thực hiện công việc. Nhất là trong các ngành nghề đòi hỏi thao tác tay chân chính xác hoặc giao tiếp thường xuyên. Lâu ngày gây ra áp lực tâm lý và ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp.

Điều trị sớm và tuân thủ phác đồ điều trị có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng này và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung và thực hiện công việc
Các triệu chứng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung và thực hiện công việc

Phương pháp trị liệu loạn trương lực cơ tại QiPra

Tại QiPra, chúng tôi sử dụng công nghệ Bio Resonance – Cộng hưởng sinh học tân tiến từ Hoa Kỳ. Công nghệ này giúp nhận diện nguy cơ và rối loạn trương lực ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Nó tìm ra nguyên nhân gốc rễ của bệnh một cách nhanh chóng và tiện lợi. Quá trình này không xâm lấn và chỉ cần một lần scan.

Bio Resonance Scan kiểm tra và phân tích tần số năng lượng của tế bào. Nó đánh giá chức năng các cơ quan trong cơ thể và xác định gốc rễ vấn đề.

Phân tích này giúp chúng tôi chẩn đoán và thiết lập phương pháp trị liệu bằng tần số cộng hưởng. Đây là công cụ hữu ích để phát hiện rối loạn chức năng. Sau đó, liệu pháp Bio Resonance Therapy sẽ giúp khắc phục rối loạn và phục hồi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.

ứng dụng công nghệ Bio Resonance - Cộng hưởng sinh học tân tiến tại Hoa Kỳ trị liệu rối loạn trương lực cơ
ứng dụng công nghệ Bio Resonance – Cộng hưởng sinh học tân tiến tại Hoa Kỳ trị liệu rối loạn trương lực cơ

Có 3 liệu pháp trị liệu được sử dụng, bao gồm: 

  • Liệu pháp siêu hình Meta Therapy: Sử dụng sức mạnh của cộng hưởng sinh học từ máy, chúng tôi có thể truyền tần số phù hợp trở lại cơ thể thông qua tai nghe. Điều này giúp chữa lành hoặc cải thiện bất kỳ vấn đề nào đã được xác định.

  • Liệu pháp thực vật học Phytotherapy: Bằng cách tận dụng sức mạnh của thảo mộc và thực vật, chúng tôi có thể cung cấp cho cơ thể tần số chính xác. Tần số này đã được phần mềm quét của chúng tôi xác định.

  • Liệu pháp thạch học Lithotherapy: Bằng cách sử dụng đá quý và khoáng chất, chúng tôi có thể đưa tần số phục hồi trở lại cơ thể. Điều này hỗ trợ việc điều chỉnh tần số năng lượng cho các cơ quan.

Rối loạn trương lực cơ không chỉ gây ra các bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Tại QiPra, nhờ công nghệ Bio Resonance tiên tiến, chúng tôi cung cấp các giải pháp trị liệu tân tiến. Các giải pháp này giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gốc rễ và hỗ trợ trị liệu hiệu quả. Việc sớm phát hiện và trị liệu đúng cách sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe. Nó cũng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống một cách bền vững.

Quý khách có thể dễ dàng đặt lịch khám tại trung tâm bằng cách gọi ngay HOTLINE: 0815.313.133 , nhắn tin trực tiếp qua ZALO, hoặc truy cập để đặt lịch tự động tại QIPRA CENTER TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! ❤️

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline Bản đồ Đặt lịch tư vấn Mess Zalo